Review sách Practical Commercial Precedents Vol. 2
Blog,  Giới thiệu sách

Review sách Practical Commercial Precedents (Vol. 2)

Bộ Practical Commercial Precedents có bốn cuốn, trong đó mình được đọc hai cuốn là Vol. 2 và Vol. 3. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các cuốn mình mượn được để đọc không được đầy đủ tất cả các phần, nên mình sẽ viết trên cơ sở các phần mà mình đọc được. Chủ yếu nội dung ở dưới mang tính chất giới thiệu thôi, chứ để review bộ sách như này thì còn hơi quá sức so với khả năng của mình. (Mình nghĩ những cuốn như này mình phải đọc một cơ số lần mới thẩm thấu được hết).

Practical Commercial Precedents Vol. 2 được chia làm bốn phần, bao gồm Pensions (Tiền hưu trí), Intellectual Property (Tài sản trí tuệ), Computer Contracts (Hợp đồng máy tính) và Entertainment (Giải trí). Cuốn mình cầm trên tay thiếu mất phần cuối (Entertainment) nên chỉ còn 3 phần.

Phần thứ nhất, Pensions, bao gồm các Precendents: Interim Deed, Definitive Deed, Deed of adherence, Takeover clauses for sales of companies and businesses – xoay quanh Pension Scheme. Một Pension Scheme thường bao gồm: Interim Deed (điều khoản khung làm cơ sở), Definitive Deed (điều khoản chi tiết để thực thi), ngoài ra có thể có Deed of Adherence (sử dụng khi có các employers khác muốn tham gia Pension Scheme), các Rules. Các chủ thể tham gia hoặc liên quan đến một Pension Scheme gồm có: Principal Employer, Associated Employer, Trustee, Member (Employee), Actuary, Administrator.

Đối với các Pension Scheme nhỏ, có dưới 12 thành viên (gọi là Small Self-Administered Pension Schemes), cơ quan quản lý là Pension Schemes Office, Một Small Self-Administered Pension Schemes sẽ có một Trustee được gọi là “Pensioneer Trustee” – người này sẽ cam kết với Pension Schemes Office là sẽ không chấm dứt scheme ngoại trừ theo các điều khoản chấm dứt được chấp thuận bởi Pension Schemes Office.

Đối với các Pension Scheme khác, việc đăng ký sẽ được thực hiện tại Inland Revenue. Trong các tài liệu, cụm từ “Subject to the approval of the Inland Revenue” sẽ thường xuyên xuất hiện.

Phần thứ hai, Intellectual Property được chia làm 3 phần nhỏ, gồm: Technology Transfer – patents, know-how, and confidential information, Trademarks và Copy rights. Mỗi phần gồm 1 agreement chính và các văn bản khác kèm theo/có liên quan.

Nhìn chung, các form hợp đồng viết theo phong cách của các luật gia anh thế hệ cũ, số lượng các điều khoản không nhiều nhưng bên trong mỗi điều khoản cấu trúc giao dịch chia ra nhiều trường hợp rất chặt chẽ – tức là, cách ràng buộc các nghĩa vụ commercial rất chặt chẽ (được chia ra làm nhiều trường hợp khác nhau). Mình nghĩ đây là điểm rất đáng học hỏi khi nghiên cứu các Precedents này.

Phần Computer Contracts, mở đầu bằng nội dung giới thiệu về Information Technology, gồm có Hardware, Microcode và Software, kèm theo cơ chế bảo hộ cho mỗi loại và cung cấp các Precedents bao quát các hợp đồng trong lĩnh vực IT: mua bán phần mềm, phần cứng, hợp đồng bảo trì, deposit source code, quản lý cơ sở vật chất (quản lý computer systems)…, rất hữu ích trong trường hợp bạn có các khách hàng là IT hoặc mua/bán/sử dụng các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến IT.

Mỗi Precendent trong sách được viết theo kết cấu: Giới thiệu (nội dung background để hiểu sơ bộ) + Precedent + Commentary (ko phải phần nào cũng có).

Sách phù hợp với các đối tượng: (i) nghiên cứu về hợp đồng; hoặc (ii) nghiên cứu pháp luật UK; hoặc (iii) muốn cải thiện Legal English, Legal Writing.

Link sách cho bạn nào muốn tìm hiểu thêm: https://www.sweetandmaxwell.co.uk/Product/Commercial-Law/Practical-Commercial-Precedents/Looseleaf/30823232

Xem thêm bài viết về Practical Commercial Precedents Vol. 3 của mình nhé.

*Vui lòng xem mục Bản quyền khi muốn sử dụng lại bài viết của Tôi học nghề luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *