My Collection
"My Collection" là nơi tổng hợp một số bài viết hay, bài chia sẻ hữu ích mà mình đọc được từ các trang khác. Các bài sưu tầm mình đều để nguồn sưu tầm ở đầu hoặc cuối bài viết. Ở mục này, mình cũng lưu lại một số danh sách mình sưu tầm các nguồn tài liệu, nguồn nội dung hữu ích để tiện đọc lại và tham chiếu sau này.
-
Vài suy nghĩ về nhảy việc/nghỉ việc ở các công ty luật
Nhảy việc hay nghỉ việc ở công ty này để chuyển đến công ty khác là một thực tế hết sức bình thường mà công ty nào cũng phải đối diện, công ty luật cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi nhảy việc phần lớn các luật sư/nhân viên không đưa ra lý do thực sự của nghỉ việc. Có người nói rằng, đã chọn sai nghề luật? Người khác nói cần thời gian để học ngoại ngữ; người thì muốn thay đổi không khí, môi trường làm việc, tìm kiếm những cơ hội thách thức mới...
-
Lựa chọn nghề nghiệp cho Luật sư: Khác biệt giữa làm việc tại hãng luật và pháp chế? (Phần 2)
6. Thăng tiến Trong hãng luật sẽ có nhiều thứ bậc để thăng tiến: trợ lý luật sư (paralegal/legal assistant), luật sư cấp dưới (junior associate), luật sư (associate), luật sư cấp cao (senior associate), luật sư thành viên (partner), luật sư điều hành (managing partner)…Bên cạnh đó con đường cấp bậc cũng khá hấp dẫn nếu bạn thể hiện tốt bởi đó là môi trường dễ dàng hơn để đo đếm được hiệu quả kinh tế bạn mang lại cho văn phòng. Phần lớn các phòng pháp chế thường được cấu trúc thành hai loại vị trí, điều hành và nhân viên. Bạn hiểu việc thăng tiến sẽ như…
-
Lựa chọn nghề nghiệp cho Luật sư: Khác biệt giữa làm việc tại hãng luật và pháp chế? (Phần 1)
Tôi thường gặp trên diễn đàn và ngoài đời thực, từ các bạn mới ra trường và cả từ các luật sư câu hỏi về sự khác biệt giữa công ty luật và pháp chế. Cũng may mắn là tôi trải qua khá nhiều môi trường (công ty nhà nước, tập đoàn tư nhân, công ty kiểm toán, công ty luật), đã làm cả pháp chế lẫn luật sư tại hãng luật. Vậy nên hôm nay xin được chia sẻ những kinh nghiệm của mình về chủ đề này, so sánh giữa hai môi trường, hãng luật và pháp chế.Về cơ bản, cả hai đều là công việc ngành luật,…
-
Chiếc giường đắt nhất là chiếc giường bệnh
Hôm qua mình vừa nghe tin một người bạn của bạn mình mất, ở độ tuổi 24-25. Bài viết này là sưu tầm từ facebook của anh Chí Hoàng Dương – một tiền bối bên ĐH Ngoại thương, mình để ở đây để lâu lâu tự đọc lại, cũng là để cho những bạn giống như mình (thích làm việc nhiều, thích thức đêm, thường xuyên thiếu ngủ, lối sống không khoa học) xem qua một lần. “Gửi những ai đang còn trẻ. Không biết các bạn nghĩ như thế nào, nhưng bản thân mình khi nói chuyện với nhiều bạn đồng trang lứa cũng đều thừa nhận là thế…
-
Suy nghĩ về “cái tôi” của nghề luật
Hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình người ta mới có thể là chính mình và sống thật với mình hơn, không bị môi trường xung quanh chi phối, không mặc cảm tự ti cũng như không dễ bị tổn thương hay chạm tự ái. Ngược lại, nếu không hiểu nó, cái “Tôi” quá lớn của bạn sẽ chuyển thành sự đố kỵ, và mỗi người sẽ chuốc đau khổ cho chính bản thân mình mà thôi.
-
Nghề luật không dành cho kẻ háo danh và lười biếng!
Tôi thường tâm sự với các luật sư trẻ: Nghề luật sư không thể "đốt cháy giai đoạn" như một số ngành nghề khác, mà cần phải có thời gian để trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề và xây dựng dữ liệu khách hàng. Trên thực tế, khách hàng thường phân vân, không thật sự tin tưởng khi nhận được ý kiến tư vấn hoặc lời khuyên từ các luật sư có tuổi đời còn trẻ. Uy tín của nghề luật cũng vậy, nó sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với thời gian hành nghề của luật sư. Tôi luôn tự nhắc nhở với mình :…
-
Mười năm…
Những người đã xác định cho mình được một con đường sự nghiệp, vì thế, mà cũng thể hiện một khí chất rất khác so với những người còn đang đi lạc. Họ hiểu rằng cuộc đời này dù hỗn loạn đến đâu, họ vẫn sẽ cố gắng tạc một con đường trên tất cả những chông gai mình từng đi qua. Để sau cùng, con đường ấy sẽ là đạo tâm để chỉ đường cho họ trong những ngày chùn bước.
-
Nhắn gửi tới các bạn trẻ về “cái tôi” trong nghề luật
Vì người có đạo đức khiêm nhường và có lòng bao dung lớn sẽ biết dẹp bỏ ích kỷ, nâng đỡ người khác, và biết buông bỏ khi đến lúc. Như thế tài năng và kiến thức mới được truyền thụ hết thế hệ này qua thế hệ khác, người giỏi này qua người giỏi khác. Thể hiện cái tôi của mình quá lớn, sự tham vọng của mình quá mạnh mẽ, vô hình chung bạn sẽ loại bỏ tất thảy những người thầy, người thầy của thầy, có thể đã để mắt tới bạn và mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho bạn.
-
Câu chuyện về Luật sư người Việt điều hành hãng luật quốc tế nổi tiếng Baker McKenzie Vietnam
Sau hơn 20 làm việc với B&M, khởi đầu là một trợ lý luật sư cho đến vị trí của một Luật Sư Điều Hành tại Việt Nam, tôi vẫn thấy, mỗi ngày là một ngày mới. Và, chưa bao giờ, tôi cảm thấy phí một phút giây nào. Có những lao lực, có thật nhiều hy sinh, đôi khi có cả những mất mát không gọi tên, nhưng sâu thẳm trong lòng mình, tôi luôn tìm thấy năng lượng gốc của mình, như cách mà tôi đang ngồi đây, nhìn mặt hồ lấp lánh nắng, hiu hiu gió chiều, với những người bạn, đồng nghiệp cạnh bên. Hạnh phúc…